Mụn Viêm Có Tự Hết Không? Bao Lâu Thì Hết & Nên Xử Lý Ra Sao?

Mụn Viêm Có Tự Hết Không? Bao Lâu Thì Hết & Nên Xử Lý Ra Sao?

Mụn viêm có tự hết hay không?

Do ảnh hưởng không nhỏ về mặt thẩm mỹ nên các nốt mụn viêm thường khiến nhiều người tự ti, và thắc mắc rằng liệu nó có tự biến mất hay không? Và mặc dù mụn viêm là vấn đề da liễu phổ biến nhưng bạn tuyệt đối không nên xem nhẹ vì nguy cơ để lại hậu quả lâu dài. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm câu trả lời cho câu hỏi này và quan trọng nhất là hướng dẫn xử lý đúng cách để mụn nhanh chóng biến mất.

I. Mụn viêm có tự hết không? Sau bao lâu thì hết?

Thực tế thì câu trả lời cho thắc mắc này không hoàn toàn là “có” hay “không” mà phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm nhiễm. Đối với mụn viêm ở cấp độ rất nhẹ như mụn viêm sẩn nhỏ, mụn mủ nhỏ, số lượng ít thì có thể tự hết sau 2-5 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.

Tuy nhiên, với mụn viêm nặng như mụn bọc, mụn nang, mụn viêm không nhân lớn câu trả lời chắc chắn là rất khó để tự hết. Những loại mụn này có cấu trúc viêm nhiễm sâu trong lớp hạ bì, tạo nên tổn thương nghiêm trọng cho mô collagen và elastin. Việc chờ đợi chúng tự khỏi không chỉ là khiến bạn tốn thời gian mà còn dẫn đến nguy cơ hình thành sẹo rỗ, sẹo lõm vĩnh viễn.

Theo kinh nghiệm của nhiều chị em thì các nốt mụn viêm sẽ tự biến mất hoàn toàn trong khoảng 1-3 tuần, nhưng đôi khi cũng kéo dài tới hàng tháng đối với những trường hợp nặng. Nếu để lâu còn tăng nguy cơ hình thành các vết thâm sau viêm và sẹo rỗ. Vì vậy, thay vì tự mong chờ mụn viêm tự khỏi thì tác động vào việc điều trị sẽ mang lại kết quả tốt hơn nhiều.

Mụn viêm có tự hết hay không?

II. Các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian khỏi của mụn viêm

Nếu bạn đang thắc mắc tại sao có những người chỉ vài ngày là đã hết mụn viêm, nhưng có người lại kéo dài hàng tuần mà không thấy dấu hiệu giảm viêm, sưng, thì đó là bởi tốc độ phục hồi của da của mỗi người là khác nhau. Và nó còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Mức độ viêm của mụn: Mụn bọc, mụn nang có tổn thương sâu thì thời gian phục hồi cũng càng lâu hơn. Còn các mụn viêm nhỏ chỉ ảnh hưởng đến lớp biểu bì nên mới nhanh chóng tự hết hơn.
  • Do cách chăm sóc da hàng ngày: Nếu bạn có những thói quen xấu như sờ tay liên tục vào vùng ổ mụn, hoặc tự ý nặn mụn, hoặc làm sạch da quá mức sẽ kéo dài thời gian viêm của mụn. Ngược lại nếu áp dụng quy trình chăm sóc nhẹ nhàng và phù hợp cho da mụn sẽ hỗ trợ quá trình lành da nhanh chóng, giúp mụn nhanh lành hơn.
  • Do lối sinh hoạt: Chắc chắn là ở những người bị mụn viêm nhưng thường xuyên thiếu ngủ, căng thẳng kéo dài sẽ có thời gian lành mụn lâu hơn người khác. Các yếu tố trên vừa khiến da tái tạo lâu hơn, lại vừa khiến kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Hoặc, do chế độ ăn uống quá nhiều đường, sữa và đồ ăn nhanh.
  • Do tuổi tác: Bắt đầu từ độ tuổi 30, quá trình trao đổi chất tế bào thường trở nên suy giảm, do đó quá trình từ khi mụn viêm hình thành cho tới khi mụn biến mất cũng lâu hơn. Ngược lại thì làn da trẻ khỏe có hàng rào bảo vệ tốt thì sẽ phục hồi nhanh hơn.

III. Có nên chờ cho mụn viêm tự hết hay không?

Lời khuyên dựa trên kinh nghiệm của nhiều người đã từng bị mụn đó là không nên chờ mụn viêm tự hết, nhất là đối với các nốt mụn lớn, viêm nặng. Nhiều người thường phó mặc cho mụn phát triển rồi gom cồi, tuy nhiên việc này không chỉ lãng phí thời gian mà còn tiềm ẩn hậu quả cho làn da như:

  • Để lại sẹo rỗ, sẹo lõm vĩnh viễn
  • Bị tăng sắc tố sau viêm, hình thành vết thâm mụn
  • Viêm nhiễm lan rộng, hình thành ổ mụn viêm trên da.
  • Mụn chai xơ hóa, rất khó điều trị sau này.

Vậy nên thay vì chờ đợi mụn tự khỏi thì bạn nên áp dụng các phương pháp điều trị mụn viêm, để đẩy nhanh quá trình biến mất của mụn. Tuy vậy chị em cũng không nên tự ý nặn mụn vì có thể đẩy vi khuẩn vào vết thương mụn, hoặc khiến P.Acnes từ nốt mụn lan ra khu vực da lân cận.

Tìm hiểu thêm: Có nên nặn mụn viêm không?

Có nên chờ để mụn viêm tự khỏi hay không?

IV. Điều trị mụn viêm như thế nào để khỏi?

1. Đối với mụn viêm nhẹ:

  • Thoa Benzoyl Peroxide 2.5-5% (dùng từ nồng độ thấp, dùng vào buổi tối và nên thoa kem chống nắng vào buổi sáng)
  • Salicylic Acid (BHA) 0.5-2% (là hoạt chất trị mụn đã rất phổ biến, phù hợp cho da dầu, da hỗn hợp)
  • Dưỡng ẩmchống nắng trong quá trình điều trị mụn.

2. Đối với mụn viêm trung bình & nặng:

  • Retinoids (Tretinoin/Adapalene) giúp tăng tốc độ tái tạo tế bào và ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông.
  • Kháng sinh bôi như Clindamycin kết hợp với Benzoyl Peroxide để tăng hiệu quả diệt khuẩn.
  • Kháng sinh đường uống (như Doxycycline, Minocycline) để kiểm soát viêm nhiễm từ bên trong.
  • Isotretinoin: cho những trường hợp mụn nang nghiêm trọng, tuy nhiên cần theo dõi chặt chẽ do tác dụng phụ.

V. Hướng dẫn cách chăm sóc da mỗi ngày để giảm mụn viêm nhanh chóng

Mẹo chăm sóc da giúp mụn viêm nhanh hết

  • Vệ sinh da nhẹ nhàng và tối giản với sữa rửa mặt dịu nhẹ. Rửa mặt 2 lần/ngày với nước ấm hoặc nước muối sinh lý, tránh cọ xát mạnh để không làm tổn thương hàng rào bảo vệ da tự nhiên.
  • Sử dụng toner hoặc nước cân bằng không chứa cồn để duy trì độ pH 5.5 lý tưởng cho da (làm hàng rào bảo vệ da khỏe hơn và kiểm soát vi khuẩn có hại).
  • Tránh sử dụng quá nhiều sản phẩm cùng lúc mà nên ưu tiên chất lượng hơn số lượng. Đây là một trong những yếu tố rất nhiều người bỏ qua trong quá trình trị mụn.
  • Cấp ẩm để duy trì cân bằng dầu-nước cho da.
  • Hạn chế các thành phần comedogenic
  • Bảo vệ da khỏi tia UV là bước bắt buộc để ngăn ngừa thâm mụn và bảo vệ da khỏi tổn thương.