8 Lý Do Gây Mụn Viêm Ở Cằm & Cách Trị Hiệu Quả Bạn Nên Biết

8 Lý Do Gây Mụn Viêm Ở Cằm & Cách Trị Hiệu Quả Bạn Nên Biết

Mụn viêm ở cằm là gì

Vùng cằm là nơi có mật độ tuyến bã nhờn cao nên dễ tiết dầu hơn, do đó nếu không quan tâm chăm sóc vùng da này sẽ khiến lỗ chân lông dễ dàng bị bít tắc và hình thành mụn, đặc biệt là mụn viêm. Vậy mụn viêm trên cằm là tình trạng gì? Đâu là nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý? Tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.

I. Mụn viêm ở cằm là gì?

Mụn viêm ở cằm là tình trạng các nang lông và tuyến bã nhờn ở vùng cằm bị viêm nhiễm, chủ yếu do sự kết hợp giữa việc tắc nghẽn lỗ chân lông, dầu tiết quá nhiều và hoạt động của vi khuẩn P. acnes. Khu vực này có mật độ tuyến bã nhờn khá cao, lại thường xuyên tiếp xúc với tay, điện thoại hay khăn mặt nên dễ bị kích thích hơn dẫn đến nổi mụn. Đa phần mụn ở cằm thường là dạng mụn viêm đỏ, mụn bọc hoặc mụn mủ. Có thể có nhân hoặc không nhân. Một số ít trường hợp viêm nặng còn tiến triển thành mụn nang, mụn nhọt, thậm chí là mụn đinh râu.

Mụn viêm xuất hiện dưới cằm có những đặc điểm nhận dạng khá rõ ràng. Vùng da thường sẽ sưng đỏ, nóng rát khi chạm vào, có cảm giác đau nhức từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ và loại mụn viêm. Mụn có thể chứa mủ màu trắng hoặc vàng, kích thước thường lớn hơn mụn trứng cá thông thường và có thể mất từ 7-14 ngày mới biến mất hoàn toàn.

Vậy nên, bạn đừng nên nghĩ rằng mụn viêm ở cằm chỉ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài. Thực tế, nó còn tác động đến tâm lý của nhiều chị em, làm giảm sự tự tin, lo lắng khi giao tiếp, thậm chí ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và học tập vì cảm giác khó chịu về ngoại hình.

Tìm hiểu thêm: Nổi Mụn Viêm Quanh Miệng Phải Xử Lý Thế Nào?

Mụn viêm ở cằm là tình trạng gì?
Một trường hợp bị nổi mụn viêm tại vùng cằm

II. Triệu chứng nhận dạng mụn viêm ở cằm

Thông thường, mụn viêm ở cằm có những đặc điểm khá dễ nhận biết như:

  • Sưng đỏ, nóng rát khi chạm – vùng da quanh mụn sẽ có màu đỏ rõ rệt và cảm giác nóng bỏng khi chạm vào
  • Đau nhức, căng tức – có cảm giác khó chịu liên tục, đặc biệt khi cử động miệng
  • Có mủ trắng/vàng hoặc không có mủ
  • Kích thước từ 3-15mm nhưng cũng có thể lớn hơn nữa, so với mụn thông thường rõ ràng là lớn hơn nhiều.
  • Thời gian mụn xuất hiện và biến mất kéo dài từ 7-14 ngày

Ngoài ra, dấu hiệu để nhận biết mụn viêm vùng cằm cũng có thể được nhận diện qua các giai đoạn phát triển sau đây:

  • Giai đoạn 1: Một hoặc nhiều vùng da ở cằm bắt đầu xuất hiện nốt sưng nhỏ, màu đỏ nhạt và khi sờ vào sẽ có cảm giác hơi đau. Đây là lúc các yếu tố như bụi bẩn, dầu thừa và vi khuẩn bắt đầu tích tụ, khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và kích thích phản ứng viêm nhẹ trên da. Nếu chú ý quan sát, bạn sẽ thấy vùng da này hơi nóng và có thể khó chịu nhẹ, nhưng kích thước mụn vẫn còn nhỏ.
  • Giai đoạn 2: Sau khoảng 2-3 ngày, nốt mụn viêm phát triển to hơn, vùng da xung quanh bắt đầu sưng đỏ rõ rệt và cảm giác đau nhức tăng lên đáng kể. Đầu mụn có thể xuất hiện dịch mủ màu trắng hoặc vàng nhạt bên trong, báo hiệu quá trình viêm đã tiến triển sâu hơn. Nhiều bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu ở giai đoạn này, nhất là khi cử động cơ mặt hoặc vô tình chạm vào.
  • Giai đoạn 3: Sau 5-7 ngày, mụn ở cằm chuyển sang giai đoạn chín, đầu mủ rõ rệt và sẽ cảm thấy rất đau, vùng da quanh mụn căng tức hơn.
  • Giai đoạn 4: Mụn viêm sẽ tự vỡ hoặc khô lại, dịch mủ giảm dần và vùng da xung quanh cũng bớt sưng đỏ. Da bước vào giai đoạn hồi phục. Đây là thời điểm bạn nên lấy nhân mụn (nếu đã gom khô cồi) và chăm sóc vết thương bằng các sản phẩm dịu nhẹ, dưỡng ẩm phù hợp.

Nhiều chị em thường nhầm lẫn mụn viêm ở cằm với các loại mụn khác. Mụn viêm khác với mụn đầu đen ở chỗ mụn viêm có kích thước lớn hơn, màu đỏ rõ rệt và gây đau nhức, trong khi mụn đầu đen chỉ là những chấm đen nhỏ không đau. So với mụn ẩn, mụn ẩn thường nằm sâu dưới da, không có đầu mủ và ít đau hơn, còn mụn viêm thường nổi rõ trên bề mặt da với triệu chứng viêm rõ ràng. Còn mụn nang thì có độ sâu lớn hơn, nguy cơ để lại sẹo cao hơn và cần phương pháp điều trị chuyên sâu hơn so với mụn viêm thông thường.

III. Phân biệt các loại mụn viêm vùng cằm

Loại mụnĐặc điểmKích thướcMức độ đauThời gianNguy cơ sẹo
Mụn viêm đỏ (Inflamed Red Pimples)Dạng nốt đỏ, không có mủ.< 5mmÍt2-3 ngàyThấp
Mụn bọc (Papules)Sưng đỏ, cứng, không mủ2-5mmTrung bình5-7 ngàyThấp
Mụn mủ (Pustules)Có đầu mủ trắng/vàng3-7mmTrung bình7-10 ngàyTrung bình
Mụn nang (Nodules)To, cứng, sâu dưới da5-15mmCao2-4 tuầnCao
Mụn nang mủ (Cysts)Lớn nhất, chứa mủ10-20mmRất cao4-8 tuầnRất cao
  • Mụn viêm đỏ: Là các nốt đỏ, sưng, không có mủ, đường kính dưới 5mm và thường đau nhẹ.
  • Mụn bọc: Là các nốt sưng đỏ, cứng, không chứa mủ. Vùng da mụn trở nên đỏ, hơi nóng khi chạm vào nhưng không đau quá nhiều.
  • Mụn mủ: Có đầu mủ màu trắng hoặc vàng rõ ràng, xung quanh là vùng da đỏ viêm. Cảm giác đau, nhức, căng tức vừa phải.
  • Mụn nang: Mụn viêm sâu, cứng, nằm dưới bề mặt da và không có đầu mủ rõ ràng nhưng gây đau nhiều và kéo dài.
  • Mụn nang mủ: Là dạng nghiêm trọng nhất, rất đau, sưng to, chứa nhiều mủ và có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Có thể kèm theo sốt.

III. Những nguyên nhân gây nổi mụn viêm ở cằm thường gặp

1. Rối loạn nội tiết tố

Đã có nghiên cứu cho thấy, có khoảng 20% phụ nữ bị mụn viêm ở cằm là do liên quan đến vấn đề nội tiết tố. Vì vậy, nhiều chị em thường thấy mụn sưng viêm dưới cằm nổi lên dày đặc vào những ngày trước kỳ kinh do biến động estrogen trong chu kỳ. Chưa dừng lại ở đó, tình trạng kháng insulin, hội chứng buồng trứng đa nang, hay chỉ đơn giản là stress, thiếu ngủ kéo dài cũng là yếu tố gây rối loạn cân bằng hormone dẫn đến viêm mụn.

2. Tăng sinh tiết dầu

Cơ chế này khá dễ hiểu: khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, chúng sẽ tiết ra quá nhiều dầu. Dầu thừa này không được bài tiết ra ngoài sẽ tích tụ trong nang lông, tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây mụn phát triển. Do vùng cằm có mật độ tuyến bã nhờn cao hơn nhiều vùng khác trên mặt nên dễ bị tắc nghẽn và viêm nhiễm hơn.

Nguyên nhân khiến cằm nổi mụn viêm
Cằm là vùng da tiết bã dầu nhiều, nên dễ bị bít tắc hơn

3. Mỹ phẩm kém chất lượng

Nhiều chị em không biết rằng việc sử dụng mỹ phẩm chứa thành phần comedogenic như dầu dừa, lanolin, isopropyl myristate có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Hoặc do dùng kem nền và kem che khuyết điểm quá dày, không phù hợp với loại da cũng góp phần làm bít tắc lỗ chân lông, gây mụn viêm.

4. Chế độ dinh dưỡng không khoa học

  • Các loại thực phẩm như bánh kẹo, nước ngọt có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn.
  • Sữa (và các sản phẩm từ sữa) cũng chứa hormone tự nhiên có thể làm tăng mụn viêm.
  • Thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh cũng chứa nhiều chất béo gây viêm nhiễm.
  • Ngoài ra, nếu cơ thể thiếu các nhóm vitamin A, E, kẽm và omega-3 cũng sẽ làm giảm khả năng chống viêm và tái tạo da của cơ thể, khiến mụn viêm trên cằm dễ hình thành hơn.

5. Yếu tố di truyền

Nếu bạn từng thắc mắc tại sao mình chăm da rất kỹ lưỡng mà vẫn bị mụn viêm, còn người khác thì không, thì rất có thể nguyên nhân là từ yếu tố di truyền. Nếu gia đình bạn đã từng có người bị mụn viêm, mụn trứng cá thì nguy cơ bạn gặp phải tình trạng này sẽ cao hơn nhiều.

6. Vệ sinh da không đúng cách

Một số lý do phổ biến khiến cằm nổi mụn viêm đỏ do vấn đề vệ sinh da mà nhiều bạn gặp phải bao gồm:

  • Rửa mặt quá nhiều hoặc quá ít
  • Dùng các loại tẩy tế bào chết, serum có nồng độ quá mạnh, không phù hợp
  • Tẩy trang không sạch sẽ sau trang điểm
  • Dùng khăn mặt bẩn, lâu ngày không thay
  • Bông tẩy trang bị nhiễm bẩn

7. Thói quen nặn mụn

Ở những người có thói quen nặn mụn nhưng lại vệ sinh tay không kỹ sẽ làm lây nhiễm vi khuẩn vào vết thương mụn, khiến cho tình trạng viêm không những không thuyên giảm mà còn lan sang các vùng da quanh cằm khác, tạo thành các ổ mụn viêm dưới cằm. Thậm chí khiến nốt mụn trên cằm tiến triển nặng hơn thành mụn bọc.

8. Lông mọc ngược

Nguyên nhân này gặp nhiều ở phái mạnh, những người cạo râu không đúng cách có thể gây viêm nang lông và hình thành mụn viêm ở vùng cằm. Điều là lý do nam giới bị mụn viêm trên cằm khá phổ biến nhưng nhiều bạn lại không để ý.

IV. Mụn viêm ở cằm sau bao lâu thì hết? Có tự khỏi không?

Thông thường một nốt mụn viêm ở cằm thường sẽ tự khỏi trong khoảng 5 đến 7 ngày kể từ khi xuất hiện, sau khi đã trải qua các giai đoạn từ sưng đỏ, đau nhức, mưng mủ cho đến khi mụn tự vỡ và khô lại. Tuy nhiên, ở một số trường hợp mụn viêm sâu ở cằm như mụn bọc, hoặc cơ địa dễ để lại sẹo, thời gian để mụn biến mấy có thể lâu hơn, kéo dài đến 2-4 tuần.

Một số yếu tố có thể khiến mụn viêm ở vùng cằm lâu khỏi hơn:

  • Nặn mụn khi chưa chín hoặc không vệ sinh đúng cách.
  • Không giữ da sạch sẽ, dùng mỹ phẩm không phù hợp.
  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, thức khuya, ăn nhiều đồ ngọt, dầu mỡ.
  • Tự ý dùng thuốc bôi hoặc uống không theo chỉ dẫn chuyên gia.

V. Có nên nặn mụn viêm ở cằm hay không?

Do nốt mụn viêm nằm ở cằm, một vị trí dễ thấy trên khuôn mặt nên chị em thường có tâm lý nôn nóng muốn nặn mụn để nhanh hết. Tuy nhiên thực tế, bạn không nên tự ý nặn mụn viêm ở cằm vì có thể gây nhiễm trùng, sưng viêm và thâm nặng hơn. Chưa dừng lại ở đó, hành động nặn còn có thể làm lan rộng vi khuẩn sang các vùng da lành xung quanh, tạo thêm nhiều mụn mới. Nặn sai cách, ép mụn quá mạnh còn gây tổn thương mô da và tăng nguy cơ sẹo vĩnh viễn. Thống kê cho thấy phần lớn trường hợp để lại sẹo mụn đều do nặn mụn sai cách.

Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ khi bạn có thể nặn mụn an toàn. Đó là tại giai đoạn 3 hoặc 4, khi mụn đã chín mủ hoàn toàn, có đầu mủ trắng rõ ràng và sẵn sàng tự vỡ. Nhưng tốt hơn hết thì bạn nên tới các cơ sở uy tín để nặn mụn thay vì tự nặn nếu như không có kinh nghiệm.

Nên đọc: Có nên nặn mụn viêm không? 3 dạng mụn viêm tuyệt đối không nên nặn

Có nên nặn mụn viêm dưới cằm không?
Tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn viêm dưới cằm

VI. Mụn viêm ở cằm có nguy hiểm không?

Mặc dù vùng cằm nằm trong khu vực được gọi là “tam giác nguy hiểm”, nhưng mụn viêm tại vị trí này không thực sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy vậy mụn viêm ở cằm vẫn có thể gây nhiễm trùng tại chỗ, lan rộng sang các vùng da khác và gây đau đớn, khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt của chúng ta. Chưa kể hiện tượng viêm có thể làm sưng húp cả vùng cằm, gây khó khăn khi ăn uống và nói chuyện.

Với những nốt mụn to còn có thể để lại sẹo lõm hoặc những hố nhỏ trên da, thâm nám khiến da bị đổi màu. Điều này làm cho nhiều chị em trở nên tự ti, lo lắng khi giao tiếp, ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và học tập.

VII. Các phương pháp điều trị mụn viêm ở cằm hiệu quả

1. Cách trị mụn viêm ở cằm tại nhà

  • Thuốc bôi:
    • Benzoyl peroxide 2.5-5%
    • Salicylic acid 0.5-2%
    • Niacinamide 2-5%
  • Vệ sinh, chăm sóc da mụn đúng cách bằng việc rửa mặt 2 lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt nhẹ nhàng, không quá mạnh. Bạn có thể tham khảo sử dụng sữa rửa mặt cho da mụn Neutidi Acne Wash.
  • Sử dụng dưỡng ẩm phù hợp với loại da để duy trì độ ẩm cần thiết. Đề xuất Gel dưỡng ẩm cho da mụn Neutidi Proacne Gel.
  • Bôi kem chống nắng SPF 30+ hàng ngày.
  • Thoa mật ong (với tính kháng viêm, kháng khuẩn khá mạnh) hoặc gel lô hội giúp làm dịu viêm nhiễm.
Hình ảnh trước và sau khi trị mụn viêm ở cằm bằng thuốc
Trước và sau khi trị mụn viêm ở cằm, với sự hỗ trợ của bộ sản phẩm từ Neutidi

2. Trị mụn viêm trên cằm bằng thuốc kê đơn

  • Thuốc bôi chuyên khoa:
    • Retinoids: như tretinoin, adapalene, tazarotene giúp tăng tốc quá trình tái tạo da và ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông.
    • Kháng sinh bôi: như clindamycin, erythromycin diệt vi khuẩn P. acnes hiệu quả.
    • Azelaic acid vừa kháng khuẩn vừa giảm viêm.
  • Thuốc uống:
    • Kháng sinh: như doxycycline, minocycline (cho trường hợp viêm nhiễm lan rộng). Isotretinoin (mụn viêm nặng và không đáp ứng với các phương pháp khác).
    • Spironolactone (phù hợp với người bị mụn ở cằm do hormone).

3. Các liệu pháp chuyên sâu điều trị mụn viêm ở cằm

  • Laser và ánh sáng như LED, IPL, fractional laser giúp giảm viêm và kích thích tái tạo da.
  • Tiêm cortisone trực tiếp vào mụn nang lớn để giảm viêm nhanh chóng.
  • Microneedling kích thích sản sinh collagen.
  • Photodynamic therapy kết hợp ánh sáng và thuốc nhạy sáng để điều trị hiệu quả.
  • Chemical peel tẩy tế bào chết sâu và làm mờ sẹo.

Xem thêm: Có nên peel da khi bị mụn viêm không?

VIII. Một số lưu ý cần nhớ khi tự điều trị mụn viêm ở cằm tại nhà

  • Bạn chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ, chuyên gia, đặc biệt là với các loại thuốc trị mụn kê theo đơn.
  • Chỉ nên bắt đầu dùng kem bôi với nồng độ thấp để da có thời gian thích nghi dần.
  • Không bôi quá nhiều sản phẩm cùng lúc để tránh kích ứng hoặc mất hiệu quả.
  • Chị em mang thai cần tránh tuyệt đối retinoid và một số loại kháng sinh nhất định.
  • Những người có bệnh nền như tiểu đường, rối loạn miễn dịch cần thận trọng hơn khi điều trị.
  • Nếu đang dùng thuốc khác, nên tham khảo bác sĩ về tương tác thuốc.
  • Người có da nhạy cảm cần sử dụng sản phẩm dịu nhẹ và nồng độ thấp.
  • Nếu mụn viêm không cải thiện sau 8-12 tuần, xuất hiện nhiều mụn nang lớn, có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, bạn nên tới gặp bác sĩ da liễu.

IX. Những biện pháp phòng tránh mụn viêm dưới cằm tái phát

  • Không để tóc gần cằm: Buộc tóc khi ngủ để tránh dầu từ tóc tiếp xúc với da. Sử dụng băng đô khi rửa mặt. Tránh để tóc che khuất vùng cằm trong ngày.
  • Gội đầu thường xuyên: Nếu có da dầu, nên gội đầu 2-3 lần mỗi tuần. Rửa sạch dầu gội khỏi vùng cằm khi tắm. Sử dụng dầu gội phù hợp với loại tóc.
  • Vệ sinh chăm ga, gối đệm: Thay vỏ gối 2 lần mỗi tuần để tránh vi khuẩn tích tụ. Rửa khăn mặt sau mỗi lần sử dụng. Vệ sinh điện thoại hàng ngày vì đây là nguồn vi khuẩn tiếp xúc trực tiếp với da mặt.
  • Thực phẩm nên ăn: Rau xanh và trái cây tươi cung cấp vitamin và chất chống oxy hóa. Cá hồi và cá ngừ giàu omega-3 giúp giảm viêm. Các loại hạt như điều và óc chó cung cấp kẽm và vitamin E. Sữa chua không đường hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Thực phẩm nên tránh: Đường tinh luyện và bánh kẹo làm tăng insulin. Sữa và phô mai có thể kích thích hormone. Thực phẩm chiên rán chứa chất béo trans gây viêm. Đồ uống có cồn làm mất nước và tăng độc tố.
  • Thói quen sinh hoạt: Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm để da có thời gian tái tạo. Tập thể dục đều đặn để tăng cường tuần hoàn máu. Quản lý stress bằng yoga hoặc thiền để cân bằng hormone. Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để thải độc và duy trì độ ẩm cho da.
Cách phòng tránh tình trạng nổi mụn viêm dưới cằm hiệu quả mà bạn nên biết
Phòng ngừa tình trạng mụn viêm ở cằm với thói quen sinh hoạt và ăn uống

Kết luận

Mụn viêm ở cằm thực sự là một vấn đề phức tạp mà nhiều chị em phải đối mặt. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng này hiệu quả bằng việc hiểu rõ nguyên nhân và điều trị đúng cách. Với sự chăm sóc đúng cách, tình trạng này hoàn toàn có thể biến mất sau 5-7 ngày, giúp chị em lấy lại sự tự tin và chất lượng cuộc sống tốt hơn.